1. Thực trạng việc giải quyết các vấn đề pháp lý của các Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Thực tế hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam giải quyết các vấn đề pháp lý thường theo 3 hình thức:
Một là: Doanh nghiệp tự mình giải quyết.
Hai là: Doanh nghiệp chỉ tìm đến Luật sư khi có các tranh chấp hoặc thiệt hại xảy ra.
Ba là: Doanh nghiệp đưa hoạt động tư vấn pháp lý cùng với hoạt động kinh doanh bằng cách tuyển dụng cán bộ pháp chế của doanh nghiệp.
Vậy nếu doanh nghiệp sử dụng các hình thức này để giải quyết các vấn đề pháp lý có hiệu quả hay không?
Đối với hình thức 1 (Doanh nghiệp tự mình giải quyết): Tất cả các hoạt động và nghiệp vụ tại doanh nghiệp tập trung cho mục đích chính là kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Vậy khi có các vấn đề pháp lý, những nhân sự không có nghiệp vụ về pháp lý tại doanh nghiệp chính là người sẽ giải quyết các vấn đề pháp lý. Do đó, đương nhiên họ sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả không cao hoặc thậm chí không có hiệu quả.
Đối với hình thức 2 (Doanh nghiệp chỉ tìm đến Luật sư khi có các tranh chấp hoặc thiệt hại xảy ra): Khi đó, việc giải quyết tranh chấp và giải quyết hậu quả sẽ khó diễn ra thuận lợi và bù đắp được những thiệt hại đã xảy ra. Điều chắc chắn là doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí để giải quyết hậu quả.
Đối với hình thức 3 (Doanh nghiệp đưa hoạt động tư vấn pháp lý cùng với hoạt động kinh doanh bằng cách tuyển dụng cán bộ pháp chế của doanh nghiệp): Doanh nghiệp lựa chọn hình thức này có nhận thức tương đối về tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu rằng như vậy đã đủ để giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan.
Với 3 hình thức mà các doanh nghiệp hay sử dụng như trên chắc chắn không thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện để giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý mà Luật sư tư vấn thường xuyên chính là người làm được điều này.
2. Chức năng của Luật sư theo quy định của pháp luật
Tại Điều 3 Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Luật sư năm 2012 có quy định:
“Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Như vậy, Luật sư là người được pháp luật cho phép bảo vệ các quyền của cá nhân, tổ chức, bảo về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luật sư dựa vào các cơ sở pháp luật đã được nhà nước quy định bằng các văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện nghiệp vụ của mình.
Nghiệp vụ tư vấn pháp luật Luật sư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
3. Lợi ích của việc Luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên
- Nâng cao sự hiểu biết pháp luật, giúp doanh nghiệp xử xự đúng pháp luật;
- Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật;
- Hạn chế được những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp;
- Dự phòng rủi ro;
- Tiết kiệm thời gian;
- Tiết kiệm chi phí, không cần chi trả thêm các khoản chi phí về BHXH, chế độ chính sách hay các chi phí khác;
- Hiệu quả cao;
- Thể hiện sự chuyên nghiệp;
- Thể hiện được vị thế của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tốt trước các cơ quan nhà nước, các đối tượng liên quan khi có Luật sư tham dự.
- Tiện lợi.
4. Luật sư giúp doanh nghiệp tư vấn liên quan đến đối tượng nào
Các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp cần giải quyết và tư vấn thường liên quan đến các 3 mảng phạm vi và đối tượng là:
4.1. Trong nội bộ Doanh nghiệp:
- Xây dựng Điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động hoạt động chung của doanh nghiệp;
- Xây dựng các biểu mẫu chuẩn cho hoạt động chung của doanh nghiệp;
- Các vấn đề lao động, hợp đồng lao động BHXH, BHYT, chế độ chính sách, …tranh chấp về lao động;
- Các vấn đề về thuế;
- Các vấn đề, tranh chấp liên quan đến các thành viên, cổ đông góp vốn,…
- Các vấn đề tăng giảm vốn điều lệ;
- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ,…
4.2. Liên quan đến các cơ quan nhà nước:
- Tư vấn, thưc hiện hiện các thủ tục hành chính, thuế,…liên quan đến các cơ quan nhà nước.
- Giải quyết tranh chấp với các cơ quan nhà nước nếu có tranh chấp phát sinh.
4.3. Liên quan tới khách hàng:
Khách hàng thường là:
- Khách hàng trực tiếp: khách hàng là đối tác, khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp;
- Những người có liên quan gián tiếp đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Luật sư giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng các hợp đồng với đối tác, khách hàng, thỏa thuận, giải quyết các tranh chấp phát sinh.
5. Nội dung tư vấn:
- Giải thích pháp luật;
- Định hướng hành vi của doanh nghiệp;
- Dự phòng các sự kiện pháp lý, rủi ro phát sinh;
- Lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức:
- Định hướng về lĩnh vực hoạt động, kinh doanh trước và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp;
- Loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức;
- Hình thức góp vốn;
- Lao động: hợp đồng lao động, chế độ chính sách, tranh chấp lao động, …
- Thuế;
- Đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý với các cơ quan nhà nước;
- Thương lượng, giải quyết các tranh chấp phát sinh;
- Cập nhật, phân tích các văn bản pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp.
6. Khi nào doanh nghiệp cần Luật sư tư vấn
Doanh nghiệp cần Luật sư tư vấn trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí trước khi doanh nghiệp được thành lập.
Ví dụ:
- Thành lập loại hình doanh nghiệp gì cho phù hợp với mục đích và mong muốn của người sáng lập;
- Các phương thức huy động vốn
- Kinh doanh lĩnh vực gì?
- Các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
- Lĩnh vực kinh doanh cần vốn pháp định.
- Các trách nhiệm pháp lý liên quan tới hoạt động kinh doanh
Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, khi có Luật sư tư vấn sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao.
7. Các gói dịch vụ tư vấn thường xuyên
Gói 1 dành cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
Gói 2 dành cho doanh nghiệp vừa
Gói 3 dành cho doanh nghiệp vừa có vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp lớn.